Thực hiện Kế hoạch số 640/KH-BCĐ ngày 11/4/2024 của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm thành phố Bắc Kạn triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024. Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm phường Huyền Tụng xây dựng Kế hoạch “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 (sau đây gọi tắt là Tháng hành động), như sau:
- CHỦ ĐỀ THÁNG HÀNH ĐỘNG
Chủ đề “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 là: “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”.
- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm; kịp thời thông tin các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao, các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn thực phẩm.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm; nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.
III. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI
- Thời gian: Từ 15/4 đến 15/5/2024.
- Phạm vi triển khai: Trên phạm vi toàn phường.
- CÁC HOẠT ĐỘNG
- Ngoài các hoạt động thường xuyên về công tác bảo đảm ATTP, “Tháng hành động” năm 2024 là điểm nhấn trong năm, tạo nên đợt cao điểm, phát động một chiến dịch truyền thông tuân thủ các quy định pháp luật về ATTP trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; giảm thiểu các hành vi vi phạm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm; chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc do sử dụng sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn.
- Ủy ban nhân dân phường bố trí nguồn lực cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa chính quyền ở địa phương, giữa các cơ quan chức năng và các đoàn thể chính trị xã hội trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm; phát huy ý thức trách nhiệm với cộng đồng của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
- 3. Triển khai chiến dịch truyền thông bảo đảm ATTP (Phụ lục 1)
3.1. Hoạt động truyền thông
– Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Phát sóng trên hệ thống loa truyền thanh của phường, Cổng thông tin điện tử phường về các thông điệp đảm bảo an toàn thực phẩm hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024.
– Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các mô hình sản xuất, kinh doanh, các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn, mang đậm nét truyền thống, đặc sản địa phương…
– Biểu dương, quảng bá các sản phẩm, các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, phù hợp quy định của pháp luật trên địa bàn.
– Công khai các cơ sở, cá nhân bị phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm trái pháp luật.
3.2. Đối tượng ưu tiên truyền thông
– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
– Chính quyền các cấp; cơ quan chức năng.
– Người tiêu dùng.
3.3. Nội dung truyền thông
– Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tăng cường trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh nông sản,thực phẩm theo quy định của pháp luật.
– Đẩy mạnh truyền thông quảng bá các sản phẩm, các địa chỉ sản xuất kinh doanh nông nghiệp chất lượng, an toàn góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng nông sản thực phẩm.
– Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về các sản phẩm chủ lực của phường, của theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo ATTP cho tiêu dùng.
– Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bảo đảm an toàn điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế biến thực phẩm; vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Tuyên truyền, phổ biến, vận động người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng thực phẩm bảo đảm an toàn, nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng.
– Phát thông điệp truyền thông bảo đảm ATTP phát sóng trên hệ thống loa truyền thanh của phường; gửi tin, bài hoạt động triển khai Tháng hành động để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của phường.
- 4. Hoạt động kiểm tra, hậu kiểm liên ngành trong Tháng hành động (Phụ lục II).
– Ban chỉ đạo liên ngành phường xây dựng Kế hoạch kiểm tra, kiểm tra liên ngành trong Tháng hành động vì ATTP năm 2024.
– Tổ chức kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, kịp thời xử lý các cơ sở vi phạm quy định về điều kiện đảm bảo ATTP theo phân cấp quản lý.
Báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm trong Tháng hành động. (theo mẫu 1 đính kèm).
- Tổ chức thực hiện
- Công chức Văn hóa – Xã hội
– Tham mưu BCĐ liên ngành về VSATTP phường xây dựng kế hoạch triển khai trên địa bàn phường.
– Chủ trì tổ chức Đội kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra việc chấp hành quy định về đảm bảo ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống trên địa bàn phường.
– Tổ chức tuyên truyền Luật ATTP và văn bản hướng dẫn thực hiện về công tác ATTP đến các doanh nghiệp, người tiêu dùng, người sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm đảm bảo chất lượng ATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng.
– Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện công tác ATVSTP theo quy định.
- 2. Công chức Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (phụ trách nông – lâm nghiệp)
– Tăng cường quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông lâm sản đảm bảo an toàn thực phẩm, triển khai tốt các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh nông lâm sản.
- Trạm y tế phường
Trạm y tế phường Huyền Tụng căn cứ kế hoạch của Ban chỉ đạo phường chủ động xây dựng kế hoạch kiểm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, tập trung kiểm soát bảo đảm ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trong trường học theo phân cấp quản lý.
- 4. Công an phường
Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan phát hiện, xử lý kịp thời các vụ buôn bán thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc vào địa bàn phường.
- 5. Đề nghị Ủy ban MTTQ và các đoàn thể phường
Tăng cường thực hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về ATTP phù hợp với tình hình của địa phương. Tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt các quy định của pháp luật về ATVSTP.
- Các trường học trên địa bàn và các cơ sở giáo dục độc lập tư thục
– Các trường có bếp ăn tập thể, các cơ sở giáo dục độc lập tư thục trên địa bàn chấp hành tốt các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định.
– Tuyên truyền vận động học sinh không ăn quà vặt tại các điểm bán hàng rong xung quanh trường học; tuyên truyền phụ huynh không cho con em ăn quà vặt tại các điểm bán hàng rong, đặc biệt là các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không đảm bảo ATTP.
Trên đây là Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 của UBND phường Huyền Tụng./.