- Ý nghĩa của cuộc bầu cử
Ngày 17 tháng 11 năm 2020, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 133/2020/QH14 về Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026; theo đó, ngày bầu cử sẽ dự kiến tiến hành vào Chủ nhật, ngày 23 tháng 5 năm 2021.
Đây là sự kiện chính trị, có ý nghĩa quan trọng đối với cả nước và từng địa phương; được tổ chức vào thời điểm kế thừa 35 năm đổi mới, đất nước đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, toàn diện trong giai đoạn 2016 – 2020 với những dấu ấn nổi bật trên tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hội nhập quốc tế nhưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân do Đảng lãnh đạo; Cùng với Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp lần này được Đảng, Quốc hội, Chính phủ xác định là những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị trong năm 2021; là đợt vận động và sinh hoạt dân chủ sâu rộng trong mọi tầng lớp Nhân dân để lựa chọn, bầu được những đại biểu ưu tú, đại diện cho Nhân dân cả nước tại Quốc hội khóa XV, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và các đại biểu đại diện cho nhân dân địa phương tại Hội đồng nhân dân các cấp, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương trong nhiệm kỳ 2021 – 2026.
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp (theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013)
2.1. Quốc hội
Điều 69
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Điều 70
Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;
- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
- Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước;
- Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;
- Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
- Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia.
Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp;
- Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;
- Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật;
- Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
- Quyết định đại xá;
- Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;
- Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các
biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;
- Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội;
- Quyết định trưng cầu ý dân.
2.2. Hội đồng nhân dân các cấp
Trích Điều 113
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
- Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
- Quyền lợi và nghĩa vụ của công dân đối với cuộc bầu cử
* Quy định độ tuổi ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Điều 27 Hiến pháp 2013 nêu rõ: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.
Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
Bầu cử là một thể chế dân chủ đã có từ lâu. Nhà nước ta là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nhân dân tổ chức ra Nhà nước bằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước. Thông qua bầu cử, Nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước; góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội.
- Trách nhiệm của tổ chức Hội đối với cuộc bầu cử
Theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và chính quyền địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tạo điều kiện cho người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp xúc với cử tri ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình.
- Tiêu chuẩn của Đại biểu Quốc Hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026
(Trích Quy định tại Hướng dẫn 36/HD – BTCTW ngày 20/01/2021):
- Tiêu chuẩn đại biểu Quốc Hội:
2.1. Tiêu chuẩn chung
Người ứng cử đại biểu Quốc hội phải bảo đảm các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, cụ thể: Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.
Người ứng cử đại biểu Quốc hội đang công tác tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước ngoài đảm bảo các tiêu chuẩn chung còn phải là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tiêu biểu, xuất sắc; có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng; có năng lực phân tích, hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, có chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với vị trí dự kiến; thể hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, không vi phạm quy định về những điều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không được làm. Không giới thiệu và đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ, trì trệ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết; những người vi phạm Quy định số 126-QĐ/TW ngày 28/02/2018 của Bộ Chính trị hoặc có vấn đề về chính trị chưa được kết luận. Kiên quyết không để lọt những người không xứng đáng, những người chạy chức, chạy quyền tham gia Quốc hội.
2.2. Về tiêu chuẩn, điều kiện của đại biểu Quốc hội chuyên trách
Ngoài các tiêu chuẩn chung, người ứng cử đại biểu Quốc hội chuyên trách còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện sau:
– Có trình độ đào tạo đại học trở lên.
– Người ứng cử làm đại biểu Quốc hội chuyên trách ở các cơ quan của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội nói chung phải kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ từ vụ trưởng và tương đương, chức vụ giám đốc sở, ngành và tương đương trở lên; có quy hoạch làm đại biểu Quốc hội chuyên trách hoặc có quy hoạch chức danh Thứ trưởng và tương đương trở lên. Nếu là cán bộ Quân đội, Công an thì phải kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức danh cục trưởng, vụ trưởng và tương đương, chỉ huy trưởng bộ chỉ huy quân sự tỉnh, chỉ huy trưởng bộ đội biên phòng tỉnh, giám đốc công an tỉnh và tương đương trở lên hoặc có quân hàm từ Đại tá trở lên.
– Người ứng cử làm đại biểu Quốc hội chuyên trách để làm phó trưởng đoàn ở địa phương phải là tỉnh ủy viên, đang giữ chức vụ giám đốc sở hoặc tương đương trở lên, nói chung có quy hoạch một trong các chức danh sau: ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên.
– Đối với một số lĩnh vực cần thiết phải cơ cấu đại biểu Quốc hội nhưng không có nhân sự cấp vụ trưởng và tương đương đáp ứng yêu cầu thì Đảng đoàn Quốc hội phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể, bảo đảm đúng quy định.
– Về độ tuổi:
+ Cán bộ, công chức, viên chức lần đầu ứng cử nói chung phải đủ tuổi tham gia 02 khóa Quốc hội trở lên hoặc ít nhất trọn một khóa, nam sinh từ tháng 02/1966, nữ sinh từ tháng 01/1971 trở lại đây. Đại biểu Quốc hội chuyên trách tái cử (trừ các đồng chỉ ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội) phải còn đủ tuổi công tác ít nhất là 1/2 nhiệm kỳ (30 tháng) trở lên tính đến tháng 5/2021, nam sinh từ tháng 8/1963, nữ sinh từ tháng 7/1968 trở lại đây. Riêng những người ứng cử đại biểu Quốc hội là cán bộ Quân đội, Công an thực hiện theo độ tuổi quy định tại Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân. Đối với những trường hợp tuổi ứng cử cao hơn, như ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các hội theo Kết luận số 58-KL/TW ngày 12/9/2019 của Ban Bí thư do cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, quyết định.
+ Đại biểu Quốc hội là cán bộ nữ thuộc đối tượng nghỉ hưu ở tuổi cao hơn theo Kết luận của Bộ Chính trị và Nghị định của Chính phủ được tính tuổi công tác như nam, người ứng cử lần đầu sinh từ tháng 01/1966, tái cử sinh từ tháng 7/1963 trở lại đây.
+ Các đồng chí không đủ tuổi tái cử nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu thì cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, bố trí công tác phù hợp hoặc giữ nguyên một số chế độ, chờ đủ tuổi nghỉ hưu; những đồng chí có nguyện vọng nghỉ chế độ trước tuổi thì giải quyết theo Nghị định số26/2015/NĐ-CP ngày 09/3/2015 của Chính phủ và Hướng dẫn số 27-HD/BTCTW ngày 20/12/2019 của Ban Tổ chức Trung ương.
+ Đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương khi đến tuổi nghỉ hưu được giữ chức vụ công tác đến hết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Đại biểu Quốc hội chuyên trách ở địa phương khi đến tuổi nghỉ hưu thì thôi giữ các chức vụ và tiếp tục làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đến hết nhiệm kỳ.
– Về tiêu chuẩn sức khỏe: Được cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận đủ sức khỏe trong thời gian không quá 06 tháng tính đến tháng 5/2021, cụ thể:
+ Đối với cán bộ ở các cơ quan Trung ương: do Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương hướng dẫn, xác định cơ sở y tế để khám sức khỏe.
+ Đối với cán bộ ở địa phương: do Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh ủy, thành ủy hướng dẫn, xác định cơ sở y tế để khám sức khỏe.
3- Tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
3.1. Tiêu chuẩn chung:
Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải bảo đảm các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, cụ thể: Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đang công tác tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước nói chung phải là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tiêu biểu; có tư tưởng chính trị vững vàng; có năng lực xây dựng chính sách và khả năng tổ chức hoạt động giám sát, có chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với vị trí dự kiến; thể hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, không vi phạm quy định về những điều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không được làm. Không giới thiệu và đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ, trì trệ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết; những người vi phạm Quy định số 126-QĐ/TW ngày 28/02/2018 của Bộ Chính trị hoặc có vấn đề về chính trị chưa được kết luận. Kiên quyết không để lọt những người không xứng đáng, những người chạy chức, chạy quyền tham gia Hội đồng nhân dân các cấp.
3.2. Về tiêu chuẩn, điều kiện của đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách
Ngoài các tiêu chuẩn chung, người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách ở các cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
– Có trình độ đào tạo đại học trở lên (đối với cấp tỉnh và cấp huyện).
– Ở cấp tỉnh: Cán bộ ứng cử phó chủ tịch Hội đồng nhân dân chuyên trách phải là tỉnh ủy viên trở lên (trong đó phải có 01 đồng chí là ủy viên ban thường vụ), đang giữ chức vụ từ giám đốc sở hoặc tương đương trở lên và đã được quy hoạch phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên; cán bộ ứng cử trưởng ban chuyên trách của Hội đồng nhân dân phải giữ chức vụ từ phó giám đốc sở hoặc tương đương trở lên; ứng cử phó trưởng ban chuyên trách của Hội đồng nhân dân phải giữ chức vụ từ trưởng phòng hoặc tương đương trong các sở, ban, ngành ở cấp tỉnh trở lên.
– Ở cấp huyện: Cán bộ ứng cử phó chủ tịch Hội đồng nhân dân chuyên trách phải là huyện ủy viên, giữ chức vụ từ trưởng phòng hoặc tương đương ở cấp huyện trở lên và đã được quy hoạch phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên; cán bộ ứng cử trưởng ban chuyên trách của Hội đồng nhân dân phải giữ chức vụ từ phó trưởng phòng hoặc tương đương ở cấp huyện trở lên; ứng cử phó trưởng ban của Hội đồng nhân dân phải có thời gian giữ ngạch chuyên viên từ 05 năm trở lên và đã được quy hoạch vào chức vụ từ phó trưởng phòng hoặc tương đương ở cấp huyện trở lên.
Đối với các đồng chí dự kiến bố trí làm Trưởng các ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện kiêm nhiệm, cần có năng lực, trình độ, sức khỏe và thời gian để đáp ứng yêu cầu công việc.
– Ở cấp xã: Cán bộ ứng cử phó chủ tịch Hội đồng nhân dân chuyên trách phải là cấp ủy viên, nơi nào có điều kiện thì bố trí ủy viên thường vụ đảng ủy cấp xã. Căn cứ tình hình cụ thể, ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện đối với cán bộ ứng cử phó chủ tịch Hội đồng nhân dân chuyên trách cấp xã.
– Về độ tuổi:
+ Cán bộ, công chức, viên chức lần đầu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách phải đủ tuổi tham gia 02 nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân trở lên hoặc ít nhất trọn một nhiệm kỳ, nam sinh từ tháng 02/1966, nữ sinh từ tháng 01/1971 trở lại đây; nhân sự tái cử phải còn đủ tuổi công tác ít nhất là 1/2 nhiệm kỳ (30 tháng) trở lên tính từ tháng 5/2021, nam sinh từ tháng 8/1963, nữ sinh từ tháng 7/1968 trở lại đây và sẽ nghỉ hưu khi đến tuổi theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019. Riêng những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là cán bộ Quân đội, Công an thực hiện theo độ tuổi quy định tại Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân. Đối với những trường hợp tuổi ứng cử cao hơn, như ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các hội theo Kết luận số 58-KL/TW ngày 12/9/2019 của Ban Bí thư do cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, quyết định.
+ Cán bộ nữ thuộc đối tượng nghỉ hưu ở tuổi cao hơn theo Nghị định của Chính phủ được tính tuổi công tác như nam, người ứng cử lần đầu sinh từ tháng 01/1966, tái cử sinh từ tháng 7/1963 trở lại đây và sẽ nghỉ hưu khi đến tuổi theo quy định.
– Về tiêu chuẩn sức khỏe: Được cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận đủ sức khỏe trong thời gian không quá 06 tháng tính đến tháng 05/2021 (tỉnh ủy, thành ủy hướng dẫn, xác định cơ sở y tế để khảm sức khỏe).
- Chị Thị của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử (Theo Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 20/6/2020 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và địa biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026)
Để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 đạt kết quả cao, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp uỷ, các tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt những nhiệm vụ sau đây:
- Xây dựng kế hoạch cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử; bảo đảm cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân.
- Lãnh đạo thực hiện tốt công tác nhân sự, bảo đảm phát huy dân chủ và sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng trong công tác cán bộ. Gắn kết quả nhân sự của đại hội đảng các cấp và quy hoạch cán bộ với công tác chuẩn bị nhân sự để giới thiệu những người tiêu biểu về phẩm chất, đạo đức và năng lực, có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, có điều kiện thực hiện nhiệm vụ tham gia làm đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Kiên quyết không giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người sa sút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, xu nịnh, kiêu ngạo, quan liêu, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước.
- Phấn đấu giới thiệu, lựa chọn bầu được những đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân thật sự tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân; bảo đảm đủ tiêu chuẩn, đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý, trong đó lấy tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu làm trọng tâm, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn. Phấn đấu bầu đủ 500 đại biểu Quốc hội và đạt tỉ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách.
- Việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phải bảo đảm theo đúng quy trình luật định và hướng dẫn của các cơ quan Trung ương có thẩm quyền. Các cấp uỷ đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm trong việc tổ chức hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong công tác bầu cử, bảo đảm các điều kiện thuận lợi để mọi công dân thực hiện đầy đủ quyền ứng cử, bầu cử theo quy định của pháp luật.
- Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung cụ thể, chặt chẽ các quy định về trách nhiệm, quyền hạn và sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị phụ trách tổ chức bầu cử; quy trình đề cử, ứng cử; việc phân bổ người ứng cử đại biểu Quốc hội do Trung ương giới thiệu; việc thẩm định hồ sơ người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; việc tuyên truyền, vận động bầu cử; giải quyết khiếu nại, tố cáo. Quy định cụ thể đối với việc tự ứng cử, phải có quy trình thật chặt chẽ, đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật. Quy định rõ việc gì được làm, việc gì không được làm trong vận động bầu cử; tránh tình trạng “vận động” không lành mạnh; khắc phục hiệu quả những hạn chế, khuyết điểm trong tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các khoá gần đây.
- Chỉ đạo tốt công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân về ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc bầu cử; các quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; về vị trí, vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong bộ máy nhà nước; về vị trí, vai trò của người đại biểu nhân dân; về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Động viên mọi cử tri tự giác, tích cực và chủ động tham gia bầu cử, nghiên cứu kỹ về danh sách người ứng cử; mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, đề cao trách nhiệm, tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia bầu cử.
- Chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng các phương án bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo của công dân; ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng dân chủ, vi phạm pháp luật về bầu cử. Kiên quyết đấu tranh chống mọi luận điệu xuyên tạc, âm mưu, hành động phá hoại cuộc bầu cử, lợi dụng bầu cử để gây rối. Có các phương án chủ động ứng phó với những tình huống thiên tai, dịch bệnh có thể xảy ra trong thời gian tiến hành bầu cử.
- Các tỉnh uỷ, thành uỷ thành lập ban chỉ đạo để lãnh đạo toàn diện công tác bầu cử, làm tốt công tác giới thiệu người ứng cử ở địa phương, chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình chuẩn bị và tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương.
- Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban đảng ở Trung ương, Hội đồng Bầu cử quốc gia, cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp có kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Chỉ thị này; chủ động phối hợp chặt chẽ trong quá trình chỉ đạo, tổ chức bầu cử, bảo đảm cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thành công tốt đẹp.
- Dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc Hội khóa XV
Theo Nghị quyết số 1185/NQ-UBTVQH14 ngầy 11/01/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 quy định rõ:
Điều 1. Số lượng đại biểu Quốc hội khóa XV
Tổng số đại biểu Quốc hội khóa XV là 500 người.
Điều 2. Số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội ở trung ương và địa phương
Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội ở trung ương và địa phương như sau:
- Số lượng đại biểu ở các cơ quan trung ương là 207 đại biểu (41,4%)
Số lượng đại biểu ở các cơ quan trung ương được phân bổ cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị như sau:
– Các cơ quan Đảng : 10 đại biểu (2,0%).
– Cơ quan Chủ tịch nước : 03 đại biểu (0,6%).
– Các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (đại biểu Quốc hội chuyên trách ở trung ương): 133 đại biểu (26,6%).
– Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an): 15 đại biểu (3,0%).
– Lực lượng vũ trang:
+ Quân đội (cơ quan Bộ, các quân khu, quân chủng và lĩnh vực trọng yếu): 12 đại biểu (2,4%);
+ Công an: 02 đại biểu (0,4%).
– Tòa án nhân dân tối cao : 01 đại biểu (0,2%).
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao: 01 đại biểu (0,2%).
– Kiểm toán nhà nước : 01 đại biểu (0,2%).
– Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên: 29 đại biểu (5,8%).
- Số lượng đại biểu Quốc hội ở địa phương là 293 đại biểu (58,6%)
Số lượng đại biểu Quốc hội ở địa phương được phân bổ như sau:
- a) Cơ cấu định hướng gồm 220 đại biểu (44%)
Cơ cấu định hướng là cơ cấu khung để các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm căn cứ để giới thiệu người ứng cử, gồm:
– Lãnh đạo chủ chốt ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kiêm Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (Bí thư hoặc Phó Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân) 63 đại biểu (12,6%).
– Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Đoàn đại biểu Quốc hội 67 đại biểu (13,4%) (đối với thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Nghệ An và tỉnh Thanh Hóa, mỗi địa phương có 02 đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách).
– Mặt trận Tổ quốc Việt Nam : 09 đại biểu (1,8%)
– Công đoàn : 06 đại biểu (1,2%).
– Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: 05 đại biểu (1,0%).
– Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam: 07 đại biểu (1,4%).
– Hội Nông dân Việt Nam : 05 đại biểu (1,0%).
– Hội Cựu chiến binh Việt Nam : 03 đại biểu (0,6%).
– Đại biểu tôn giáo : 06 đại biểu (1,2%).
– Quân đội (bao gồm Bộ Chỉ huy quân sự và Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh): 14 đại biểu (2,8%).
– Công an : 09 đại biểu (1,8%).
– Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Sở Tư pháp: 13 đại biểu (2,6%), trong đó: Tòa án nhân dân: 05 đại biểu; Viện Kiểm sát nhân dân: 04 đại biểu; Sở Tư pháp: 04 đại biểu.
– Tổ chức khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo (viện nghiên cứu, đại học, học viện, …): 06 đại biểu (1,2%).
– Doanh nghiệp, hiệp hội, nghiệp đoàn về lĩnh vực sản xuất kinh doanh: 07 đại biểu (1,4%).
- b) Cơ cấu hướng dẫn do các địa phương giới thiệu 73 đại biểu (14,6%).
Cơ cấu hướng dẫn là cơ cấu linh hoạt để các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm căn cứ để giới thiệu người ứng cử tiêu biểu, gồm đại diện các ngành: khoa học – công nghệ, lao động, thương binh – xã hội, giáo dục, y tế, văn hóa – nghệ thuật, đại diện Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên … Trong cơ cấu này, cần quan tâm phân bổ hợp lý số người là phụ nữ, ngoài Đảng, dân tộc, trẻ tuổi và tự ứng cử.
- Cơ cấu kết hợp
Cơ cấu kết hợp là các cơ cấu theo chỉ tiêu kết hợp. Một người ứng cử đại biểu Quốc hội có thể có nhiều hơn một cơ cấu kết hợp, gồm:
– Đại biểu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoảng 95 đồng chí (14%), trong đó có 12-14 đồng chí là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng.
– Đại biểu là người ngoài Đảng : từ 25-50 đại biểu (5%-10%).
– Đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) : khoảng 50 đại biểu (10%).
– Đại biểu tái cử : khoảng 160 đại biểu (32%).
– Đại biểu là người dân tộc thiểu số bảo đảm tỷ lệ ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội.
– Đại biểu là phụ nữ bảo đảm tỷ lệ ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội.
- Hội đồng bầu cử quốc gia, Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện Nghị quyết này, bảo đảm bầu đủ số lượng 500 đại biểu, đáp ứng tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, có cơ cấu phù hợp, là người tiêu biểu đại diện các ngành, các giới và các tầng lớp Nhân dân; không nên kết hợp nhiều cơ cấu đối với một đại biểu.
Điều 3. Dự kiến phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội khóa XV được bầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Dự kiến phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo nguyên tắc:
– Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất là 03 đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương;
– Số lượng đại biểu tiếp theo được tính theo số dân và đặc điểm của mỗi địa phương, bảo đảm tổng số đại biểu Quốc hội dự kiến được bầu là 500 đại biểu;
– Bảo đảm mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất là 06 đại biểu.
- Dự kiến phân bổ đại biểu Trung ương ứng cử ở địa phương theo nguyên tắc:
– Đoàn đại biểu Quốc hội có 06 đại biểu thì có 02 đại biểu Trung ương;
– Đoàn đại biểu Quốc hội có 07 đại biểu thì có 03 đại biểu Trung ương;
– Đoàn đại biểu Quốc hội có 08 đại biểu thì có 03-04 đại biểu Trung ương;
– Đoàn đại biểu Quốc hội có 09 đại biểu thì có 04 đại biểu Trung ương;
– Đoàn đại biểu Quốc hội có 11 đến 14 đại biểu thì có 05-07 đại biểu Trung ương;
– Đoàn đại biểu Quốc hội có 29-30 đại biểu thì có 14-15 đại biểu Trung ương.
- Số lượng đại biểu Quốc hội khóa XV dự kiến được bầu ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được phân bổ chi tiết tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết này.
Điều 4. Dự kiến cơ cấu, thành phần và những người được giới thiệu ứng cử
Căn cứ vào quy định tại các điều 1, 2 và 3 của Nghị quyết này và Điều 8 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đại diện các tổ chức chính trị – xã hội dự kiến cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội; số lượng người của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội để bảo đảm tỷ lệ đại diện hợp lý của các tầng lớp Nhân dân trong Quốc hội khóa XV.
- Tổ chức hội nghị cử tri, việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố:
Tại Chương I, Nghị quyết số 1186/NQ-UBTVQH 14 ngày 11/01/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc hướng dẫn tổ chức hội nghị cử tri, việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố, việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong bầu cử bổ sung quy định rõ:
Điều 1. Tổ chức hội nghị cử tri nơi công tác
- Hội nghị cử tri nơi công tác để lấy ý kiến đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân (gồm người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử) được tổ chức ở nơi người ứng cử đang công tác hoặc làm việc (nếu có). Trường hợp người ứng cử có nhiều nơi công tác hoặc nơi làm việc thì tổ chức lấy ý kiến của cử tri nơi người đó công tác hoặc làm việc thường xuyên.
- Thẩm quyền chủ trì và triệu tập hội nghị cử tri nơi công tác được thực hiện như sau:
- a) Người ứng cử đang công tác chuyên trách tại cơ quan Đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn của cơ quan, tổ chức đó triệu tập và chủ trì hội nghị, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản này;
- b) Người ứng cử đang công tác tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội thì việc lấy ý kiến cử tri nơi công tác do Văn phòng Quốc hội tổ chức. Người ứng cử là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Đoàn đại biểu Quốc hội thì việc lấy ý kiến cử tri nơi công tác do Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội (nơi chưa thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân) tổ chức. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị;
- c) Người ứng cử đang công tác tại Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (nơi chưa thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân) thì việc lấy ý kiến cử tri nơi công tác do Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tổ chức. Người ứng cử đang công tác tại Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân cấp huyện thì việc lấy ý kiến cử tri nơi công tác do Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị;
- d) Người ứng cử đang là Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ thì việc lấy ý kiến cử tri nơi công tác do Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ tổ chức; người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đang là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thì việc lấy ý kiến cử tri nơi công tác do Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức. Người đứng đầu cơ quan phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị;
đ) Người ứng cử đang công tác tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Kiểm toán nhà nước, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và các cơ quan khác của Nhà nước thì người đứng đầu cơ quan phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị;
- e) Người ứng cử làm việc tại đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế thì người đứng đầu đơn vị, tổ chức phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn triệu tập và chủ trì hội nghị;
- g) Người ứng cử công tác tại Đảng ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội cấp xã hoặc là công chức xã, phường, thị trấn thì việc lấy ý kiến cử tri nơi công tác được thực hiện tại hội nghị liên tịch giữa Đảng ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị – xã hội cấp xã. Người đứng đầu Đảng ủy cấp xã triệu tập và chủ trì hội nghị;
- h) Người ứng cử công tác ở các đơn vị vũ trang nhân dân thì do lãnh đạo, chỉ huy đơn vị triệu tập và chủ trì hội nghị;
- i) Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị là người ứng cử thì cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn triệu tập và chủ trì hội nghị;
- k) Trường hợp nơi công tác hoặc nơi làm việc của người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại khoản này chưa có tổ chức Công đoàn thì người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu triệu tập và chủ trì hội nghị.
- Đối với nơi có dưới 100 cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể cử tri để lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và phải bảo đảm số lượng cử tri tham dự hội nghị đạt ít nhất là hai phần ba tổng số cử tri được triệu tập. Đối với nơi có từ 100 cử tri trở lên thì có thể tổ chức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại diện cử tri và phải bảo đảm có ít nhất là 70 cử tri tham dự hội nghị. Tùy đặc điểm, tình hình thực tế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, Ban chấp hành Công đoàn phối hợp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phân bổ số lượng người để các tổ chức Công đoàn trực thuộc cử đại diện tham dự; trường hợp không có tổ chức Công đoàn thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phân bổ số lượng người để các đơn vị trực thuộc cử đại diện tham dự.
- Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được mời tham dự hội nghị.
Điều 2. Tổ chức hội nghị cử tri nơi cư trú
- Hội nghị cử tri nơi cư trú để lấy ý kiến đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân (gồm người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử) được tổ chức tại thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố) nơi người ứng cử thường trú hoặc tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú thì tổ chức hội nghị cử tri tại thôn, tổ dân phố nơi người ứng cử đang sinh sống.
Trường hợp người ứng cử cư trú tại khu chung cư, khu đô thị chưa có tổ dân phố thì tổ chức hội nghị cử tri tại khu chung cư hoặc khu đô thị nơi người đó sinh sống để lấy ý kiến đối với người ứng cử.
- Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp triệu tập và chủ trì hội nghị.
Trưởng ban công tác Mặt trận phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lập danh sách và mời cử tri đến dự hội nghị. Trường hợp tổ chức hội nghị cử tri tại khu chung cư hoặc khu đô thị chưa có tổ dân phố thì Trưởng ban công tác Mặt trận phối hợp với Ban quản trị khu chung cư hoặc Ban quản lý khu chung cư, Ban quản trị khu đô thị (nếu có) lập danh sách và mời cử tri cư trú tại tòa nhà khu chung cư hoặc khu đô thị đến dự hội nghị.
- Đối với nơi có dưới 100 cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể cử tri để lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và phải bảo đảm số lượng cử tri tham dự hội nghị đạt ít nhất là 50% tổng số cử tri được triệu tập. Đối với nơi có từ 100 cử tri trở lên thì có thể tổ chức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị cử tri đại diện hộ gia đình và phải bảo đảm có ít nhất là 55 cử tri tham dự hội nghị.
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã, người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị, thôn, tổ dân phố đã giới thiệu người ứng cử được mời tham dự hội nghị.
Điều 3. Nội dung và biên bản hội nghị cử tri
- Tại hội nghị cử tri nơi công tác và hội nghị cử tri nơi cư trú, cử tri đối chiếu với tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, nhận xét, bày tỏ sự tín nhiệm đối với người ứng cử.
- Biên bản hội nghị cử tri phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị; trong đó, phải ghi rõ tổng số cử tri được triệu tập, số lượng cử tri có mặt, ý kiến phát biểu và sự tín nhiệm của cử tri đối với từng người ứng cử. Việc gửi biên bản được quy định như sau:
- a) Biên bản hội nghị cử tri nơi công tác lấy ý kiến về người được cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội phải được gửi cùng biên bản hội nghị ban lãnh đạo của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận xét về người được giới thiệu ứng cử đến Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trước khi hội nghị hiệp thương lần thứ hai được tổ chức;
- b) Biên bản hội nghị cử tri nơi công tác lấy ý kiến về người được cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội phải được gửi cùng biên bản hội nghị ban lãnh đạo của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận xét về người được giới thiệu ứng cử đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh trước khi hội nghị hiệp thương lần thứ hai được tổ chức;
- c) Biên bản hội nghị cử tri nơi công tác lấy ý kiến về người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải được gửi cùng biên bản hội nghị ban lãnh đạo của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó công tác nhận xét về người được giới thiệu ứng cử đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương trước khi hội nghị hiệp thương lần thứ hai được tổ chức;
- d) Biên bản hội nghị cử tri nơi cư trú lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội được cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương giới thiệu phải được gửi đến Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; biên bản hội nghị cử tri nơi cư trú lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội được cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương giới thiệu phải được gửi đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ngay sau khi kết thúc hội nghị cử tri;
đ) Biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến về người tự ứng cử đại biểu Quốc hội phải được gửi đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ngay sau khi kết thúc hội nghị cử tri;
- e) Biên bản hội nghị cử tri nơi cư trú lấy ý kiến về người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến về người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải được gửi đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương ngay sau khi kết thúc hội nghị cử tri.
Điều 4. Thủ tục tổ chức hội nghị cử tri
- Người chủ trì hội nghị tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu dự hội nghị. Người chủ trì có trách nhiệm sau đây:
- a) Giới thiệu mục đích, yêu cầu của hội nghị;
- b) Giới thiệu Thư ký hội nghị để hội nghị quyết định;
- c) Báo cáo về số lượng cử tri được mời, số lượng cử tri có mặt;
- d) Giới thiệu danh sách người ứng cử;
đ) Đọc tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Điều 22 của Luật Tổ chức Quốc hội(đối với hội nghị cử tri lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội), tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Điều 7 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương(đối với hội nghị cử tri lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân) và những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Điều 37 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
- Thư ký hội nghị đọc tiểu sử tóm tắt của từng người ứng cử.
- Cử tri phát biểu ý kiến đối với từng người ứng cử.
- Người ứng cử phát biểu.
- Đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử phát biểu ý kiến.
- Hội nghị biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Hội nghị cử Tổ kiểm phiếu gồm từ 03 đến 05 người.
Trường hợp hội nghị biểu quyết bằng hình thức giơ tay thì Tổ kiểm phiếu đếm, tính kết quả biểu quyết đối với từng người ứng cử.
Trường hợp hội nghị biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín thì phiếu tín nhiệm của cử tri nơi công tác phải đóng dấu của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc Ban chấp hành Công đoàn của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó. Phiếu tín nhiệm của cử tri nơi cư trú phải đóng dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã hoặc của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Trên phiếu tín nhiệm ghi rõ họ và tên người ứng cử. Nếu có nhiều người ứng cử thì ghi rõ họ và tên của nhưng người ứng cử, xếp theo vần chữ cái A, B, C… Cử tri gạch tên người ứng cử mà mình không tín nhiệm và bỏ vào hòm phiếu.
- Tổ trưởng Tổ kiểm phiếu công bố kết quả biểu quyết.
- Hội nghị thông qua biên bản hội nghị cử tri (theo Mẫu số 01/HNCT hoặc Mẫu số 02/HNCT).
- Giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã ở thôn, tổ dân phố (Trích Chương II, Nghị quyết số 1186/NQ-UBTVQH 14 ngày 11/01/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội)
Điều 5. Nội dung, trình tự dự kiến người của thôn, tổ dân phố để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã
- Trưởng ban công tác Mặt trận phối hợp với Chi hội trưởng các đoàn thể họp với Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố để dự kiến người của thôn, tổ dân phố giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã theo thông báo của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về việc phân bổ số lượng và cơ cấu, thành phần.
- Trưởng ban công tác Mặt trận triệu tập và chủ trì hội nghị gồm toàn bộ các thành viên của Ban công tác Mặt trận để thảo luận, dự kiến người của thôn, tổ dân phố giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.
- Thủ tục tổ chức hội nghị được thực hiện như sau:
- a) Trưởng ban công tác Mặt trận giới thiệu mục đích, yêu cầu của hội nghị, cử Thư ký hội nghị và đọc thông báo của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về việc phân bổ số lượng, cơ cấu, thành phần người của thôn, tổ dân phố được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã; tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Điều 7 của Luật Tổ chức chính quyền địa phươngvà những trường hợp không được ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Điều 37 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân;
- b) Trưởng ban công tác Mặt trận nêu dự kiến người của thôn, tổ dân phố để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã;
- c) Hội nghị thảo luận và nhận xét về người được dự kiến giới thiệu ứng cử;
- d) Trưởng ban công tác Mặt trận tổng hợp ý kiến và kết luận hội nghị;
đ) Hội nghị thông qua biên bản hội nghị (theo Mẫu số 03/HNMT).
Điều 6. Hội nghị cử tri giới thiệu người của thôn, tổ dân phố ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã
- Trưởng ban công tác Mặt trận phối hợp với Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố gửi giấy mời tham dự hội nghị cử tri giới thiệu người của thôn, tổ dân phố ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. Thành phần mời dự hội nghị gồm:
- a) Cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
Đối với nơi có dưới 100 cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể cử tri và phải bảo đảm số lượng cử tri tham dự hội nghị đạt ít nhất là 50% tổng số cử tri được triệu tập. Đối với nơi có từ 100 cử tri trở lên thì có thể tổ chức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị cử tri đại diện hộ gia đình và phải bảo đảm có ít nhất là 55 cử tri tham dự hội nghị;
- b) Toàn thể thành viên Ban công tác Mặt trận;
- c) Trưởng thôn, Phó trưởng thôn hoặc Tổ trưởng, Tổ phó tổ dân phố;
- d) Đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
- Thủ tục tổ chức hội nghị cử tri được thực hiện như sau:
- a) Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì hội nghị cử tri, tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu dự hội nghị; giới thiệu mục đích, yêu cầu của hội nghị; giới thiệu Thư ký hội nghị để hội nghị quyết định; báo cáo về số lượng cử tri được mời, số lượng cử tri có mặt;
- b) Người chủ trì hội nghị đọc thông báo của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về việc phân bổ số lượng và cơ cấu, thành phần người của thôn, tổ dân phố được giới thiệu ứng cử; đọc tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Điều 7 của Luật Tổ chức chính quyền địa phươngvà những trường hợp không được ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Điều 37 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân;
- c) Đại diện Ban công tác Mặt trận đọc danh sách do Ban công tác Mặt trận dự kiến những người của thôn, tổ dân phố để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. Cử tri có thể giới thiệu thêm người ứng cử để hội nghị xem xét;
- d) Hội nghị thảo luận về những người được giới thiệu ứng cử;
đ) Hội nghị quyết định biểu quyết danh sách chính thức những người của thôn, tổ dân phố được giới thiệu ứng cử bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Hội nghị cử Tổ kiểm phiếu gồm từ 03 đến 05 người.
Trường hợp hội nghị biểu quyết bằng hình thức giơ tay thì Tổ kiểm phiếu đếm, tính kết quả biểu quyết đối với từng người được giới thiệu ứng cử.
Trường hợp hội nghị biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín thì phiếu tín nhiệm của cử tri phải đóng dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã hoặc dấu của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Trên phiếu tín nhiệm ghi rõ họ và tên của những người được hội nghị cử tri dự kiến giới thiệu ứng cử. Nếu có nhiều người được giới thiệu ứng cử thì ghi rõ họ và tên của những người được giới thiệu ứng cử, xếp theo vần chữ cái A, B, C… Cử tri gạch tên người được giới thiệu ứng cử mà mình không tín nhiệm và bỏ vào hòm phiếu.
Người được giới thiệu ứng cử là người được trên 50% tổng số cử tri có mặt tín nhiệm. Trường hợp có nhiều người cùng được trên 50% tổng số cử tri có mặt tín nhiệm thì người được giới thiệu ứng cử được xác định theo kết quả biểu quyết tính từ cao xuống thấp cho đến khi đủ số lượng được phân bổ; trường hợp kết quả biểu quyết ngang nhau thì người chủ trì hội nghị lập danh sách những người đó để hội nghị biểu quyết lại và lấy người có kết quả biểu quyết cao hơn mà không cần phải đạt trên 50% tổng số cử tri có mặt. Trường hợp biểu quyết lại mà kết quả biểu quyết vẫn ngang nhau thì việc có biểu quyết tiếp hay không do hội nghị quyết định;
- e) Tổ trưởng Tổ kiểm phiếu công bố kết quả biểu quyết;
- g) Hội nghị thông qua biên bản hội nghị (theo Mẫu số 04/HNCT).
- Hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong bầu cử bổ sung (Trích Chương III, Nghị quyết số 1186/NQ-UBTVQH 14 ngày 11/01/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội)
Điều 7. Công tác hiệp thương, giới thiệu người ứng cử trong bầu cử bổ sung
Việc hiệp thương, giới thiệu, người ứng cử trong bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được tổ chức và thực hiện theo quy định tại Mục 2 và Mục 3 Chương V của. Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn có liên quan. Riêng thời gian tiến hành hiệp thương, giới thiệu người ứng cử trong bầu cử bổ sung thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Nghị quyết này.
Điều 8. Thời gian tiến hành hiệp thương, giới thiệu người ứng cử trong bầu cử bổ sung
- Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được tổ chức chậm nhất là 20 ngày trước ngày bầu cử bổ sung.
- Sau hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, cơ quan, tổ chức, đơn vị, thôn, tổ dân phố được phân bổ số lượng người giới thiệu ứng cử tiến hành lựa chọn, giới thiệu người ứng cử chậm nhất là 19 ngày trước ngày bầu cử bổ sung.
- Hội nghị hiệp thương lần thứ hai để thỏa thuận lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được tổ chức chậm nhất là 16 ngày trước ngày bầu cử bổ sung.
- Việc tổ chức hội nghị cử tri lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú và nơi công tác (nếu có) về người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được thực hiện chậm nhất là 14 ngày trước ngày bầu cử bổ sung.
- Hội nghị hiệp thương lần thứ ba để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được tổ chức chậm nhất là 12 ngày trước ngày bầu cử bổ sung.