KẾ HOẠCH Tổ chức hoạt động hè cho thiếu nhi năm 2023

0
93

Căn cứ Kế hoạch số 140/KH-BCĐ ngày 16/5/2023 của Ban chỉ đạo hoạt động hè Thành phố Bắc Kạn về việc tổ chức hoạt động hè cho thiếu nhi năm 2023;

Thực hiện Kế hoạch triển khai tháng hành động vì trẻ em trên địa bàn phường Huyền Tụng năm 2023;

Nhằm tăng cường các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi trong dịp hè năm 2023, Ban chỉ đạo hoạt động hè phường Huyền Tụng xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động hè cho thiếu nhi năm 2023 như sau:

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

  1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, quản lý thanh thiếu nhi, góp phần hình thành nhân cách trẻ, giúp các em tránh xa các tệ nạn xã hội.
  2. Nâng cao chất lượng các hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội, Đội trên địa bàn dân cư bằng các mô hình, hoạt động cụ thể để rèn luyện kỹ năng, tạo môi trường sinh hoạt an toàn, lành mạnh, qua đó thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia.
  3. Phát huy những mô hình hay, cách làm sáng tạo, có hiệu quả trong hoạt động hè của những năm trước, đồng thời đa dạng hình thức hoạt động cho phù hợp với từng đối tượng thiếu niên nhi đồng, đặc biệt trẻ em có hoàn cảnh              đặc biệt khó khăn, học sinh nghèo.
  4. Xã hội hoá công tác chăm sóc, giáo dục, huy động các nguồn lực vật chất và tinh thần cho thanh thiếu nhi; tạo phong trào thi đua sôi nổi, vui chơi an toàn, lành mạnh, giúp thanh thiếu nhi phát triển toàn diện

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

  1. Công tác tuyên truyền, giáo dục

– Tổ chức tuyên truyền Luật Trẻ em 2016; Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 07/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 – 2030; Quyết định số 592/QĐ-UBND ngày 05/5/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021 – 2030; Công văn số 1877/UBND -CATP ngày 27/9/2021 của UBND thành phố về việc triển khai Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 – 2025”; Kế hoạch số 209/KH-UBND ngày 22/10/2021 của UBND thành phố về việc thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em thành phố Bắc Kạn, giai đoạn 2021 – 2030; Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 – 2027 về công tác phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng; triển khai hiệu quả Đề án “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em giai đoạn 2023 – 2027” thông qua  hình thức: diễn đàn trẻ em, thi tìm hiểu kiến thức, vẽ tranh, video, sân khấu hóa gắn với tiểu phẩm, chơi trò chơi, tuyên truyền trên hệ thống phát thanh…qua đó phát huy quyền tham gia của trẻ em và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, xã hội đối với công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em.

– Tuyên truyền các sản phẩm truyền thông về Tháng hành động vì trẻ em năm 2023, tuyên truyền trực quan, sinh động về hoạt động hè năm 2023 thông qua nhiều hình thức phong phú và đa dạng, phù hợp tình hình thực tế của địa phương.

– Tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi, theo chủ đề, chủ điểm, tích cực tham gia các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa – Uống nước nhớ nguồn”. Tổ chức thăm hỏi, tặng quà thương binh liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng; trồng và chăm sóc cây xanh, dọn dẹp vệ sinh, thắp nến nhà bia ghi danh các anh hùng liệt sĩ phường.

– Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục lòng nhân ái, tình yêu thương bằng những hình thức phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của thanh thiếu nhi thông qua hệ thống loa phát thanh, bảng tin, hoạt động của các câu lạc bộ, đội nhóm tuyên truyền măng non…

– Huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành, đoàn thể trong việc tổ chức các hoạt động thực hiện quyền trẻ em tham gia các vấn đề của trẻ em, các chương trình vui chơi giải trí bổ ích, giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi. Tăng cường công tác truyền thông cho thanh thiếu nhi, nhà trường, gia đình và xã hội khi có nhu cầu tìm kiếm thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em qua tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 (thường trực 24/7).

– Thực hiện hiệu quả phong trào “Người lớn gương mẫu, trẻ em chăm ngoan” để qua đó giáo dục ý thức, trách nhiệm, trân trọng thành quả lao động, vận động và hướng dẫn trẻ em tham gia lao động giúp gia đình phù hợp với lứa tuổi và sức khoẻ, tránh tình trạng bắt trẻ em lao động nặng nhọc, độc  hại, nguy hiểm, nghiêm cấm trẻ em vào các vùng khai khoáng để lao động kiếm tiền, qua đó tiếp tục đẩy mạnh xây dựng mô hình xã, phường phù hợp với trẻ em.

– Tăng cường các hoạt động giáo dục kỹ năng cho thiếu nhi như: kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; phòng, chống tình trạng trẻ em lao động trái quy định của pháp luật, phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thiết kế và tổ chức hoạt động Đội, kỹ năng nói, thuyết trình, an toàn giao thông; bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; phòng, chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, dịch bệnh, thiên tai…thông qua sinh hoạt chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, các hội thi và cuộc thi, xây dựng các tình huống giả định để thiếu nhi chủ động đề xuất ý tưởng giải quyết. Kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình, thiếu nhi tiêu biểu trong học tập, rèn luyện, tích cực tham gia các phong trào, hoạt động tại các tổ dân phố.

  1. Hoạt động rèn luyện kỹ năng

– Tổ chức có hiệu quả Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 với chủ đề
“Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em”, thành lập đoàn tham gia “Diễn đàn trẻ em các cấp”, tham gia các diễn đàn đối thoại về các chủ trương, chính sách, các nguồn vận động xã hội, các công trình phúc lợi cho trẻ em.

– Tổ chức hoạt động tập huấn trang bị các kỹ năng cho thiếu nhi: kỹ năng tương tác lành mạnh trên môi trường mạng; kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước, xâm hại trẻ em, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, tập huấn nâng cao kiến thức, hướng dẫn các mô hình hoạt động cho anh chị phụ trách thiếu nhi trên địa bàn dân cư.

– Hướng dẫn các kỹ năng phòng vệ, phòng chống tai nạn thương tích, kỹ năng thoát hiểm, kỹ năng tự bảo vệ mình trên môi trường mạng an toàn, hướng dẫn các quy tắc ứng xử văn hóa cho thiếu nhi.

– Chú trọng công tác tập huấn, trang bị kiến thức, lựa chọn đội ngũ anh chị phụ trách, nhiệt tình, sáng tạo, tập hợp đội ngũ giáo viên, sinh viên các trường chuyên nghiệp, học sinh có năng khiếu, kỹ năng trực tiếp tham gia tổ chức các hoạt động hè cho thiếu nhi. Thành lập các đội, nhóm tình nguyện tổ chức hỗ trợ hoạt động hè cho thiếu nhi ở những tổ còn khó khăn trong sinh hoạt hè.

– Tiếp tục thực hiện tốt việc truyền thông về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh qua các bảng tin, các trang mạng xã hội; tập trung tuyên truyền cho thiếu nhi các nội dung liên quan đến dịch Covid-19, dịch bệnh trong mùa hè, tổ chức để thiếu nhi chia sẻ kỹ năng, kiến thức của mình trong việc tham gia phòng ngừa và ứng phó với dịch bệnh.

  1. Hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí

– Thành lập đội tham gia giải bóng đá thiếu niên, nhi đồng thành phố; Liên hoan văn nghệ tiếng hát măng non thành phố;

– Phát động tập thể dục, rèn luyện sức khỏe tại nhà và định kỳ tại các điểm sinh hoạt hè; tổ chức sinh hoạt chuyên đề, tuyên truyền cho phụ huynh và thiếu nhi về vấn đề sức khỏe thể chất, tinh thần của trẻ em, hướng dẫn xây dựng các thói quen sinh hoạt an toàn, phòng chống dịch bệnh, giáo dục và cảnh báo các nguy cơ mất an toàn.

– Tăng cường công tác phối hợp tổ chức hoạt động nhằm bồi dưỡng và phát huy tài năng cho thiếu nhi. Duy trì và nhân rộng các mô hình; tận dụng cơ sở vật chất ở địa phương để tổ chức các hoạt động cho thiếu nhi; huy động sự đóng góp của các cấp, ngành, đoàn thể và nhân dân để xây dựng phòng đọc hoặc không gian đọc sách cộng đồng, điểm vui chơi, hỗ trợ trang thiết bị như: sách, báo, nhạc cụ, dụng cụ thể thao…

– Các ngành chức năng, tổ chức đoàn thể phối hợp chặt chẽ với gia đình trong quản lý, giáo dục thiếu nhi, không để các em tham gia vào các tệ nạn xã  hội, vi phạm pháp luật, truy cập vào những website không lành mạnh; huy động nguồn lực xây dựng các điểm vui chơi cho thiếu nhi trên địa bàn dân cư.

  1. Hoạt động xã hội, nhân đạo từ thiện

– Tăng cường các hoạt động thúc đẩy quyền tham gia trẻ em: các diễn đàn, chương trình “Lắng nghe tiếng nói trẻ em” các cấp; thành lập và phát huy hiệu quả các hoạt động của các CLB tư vấn, trợ giúp trẻ em các cấp, tạo môi trường thân thiện để trẻ em có cơ hội chia sẻ, bày tỏ ý kiến; trang bị cho các em những kỹ năng, kiến thức cơ bản để tự bảo vệ mình khỏi sự lạm dụng, xâm hại; tăng cường giáo dục hoà nhập, giáo dục chống kỳ thị, phân biệt để trẻ em có thái độ chia sẻ, cảm thông và giúp đỡ những người xung quanh và thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em.

– Các ngành, thành viên Ban Chỉ đạo phối hợp tổ chức thực hiện tốt Công văn số 110/UBND-VHXH  ngày 26 tháng 4 năm 2023 của UBND phường về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

–  Các hoạt động xã hội nhân đạo, từ thiện:

+ Tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà cho thiếu nhi nhân dịp “Tháng hành động vì trẻ em” và ngày Quốc tế thiếu nhi 01/6; tổ chức, hướng dẫn cho thiếu nhi tham gia thực hiện công trình, phần việc “Măng non làm nghìn việc tốt”, với hình thức: tổ chức cho thiếu nhi đăng ký thực hiện “Đường sạch, ngõ sáng”, quét dọn, thu gom rác thải, trồng cây xanh, bảo vệ môi trường…

+ Tổ chức các hoạt động tình nguyện vì trẻ em như: triển khai hiệu quả  chương trìnhTiếp sức đến trường”, cuộc vận động “Cùng tuổi thơ đến trường”, chương trình “Sách trao tay – Cầu nối yêu thương” năm 2023.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động các nguồn lực xã hội cùng chăm lo thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, phối hợp tổ chức các hoạt động khám sàng lọc và tư vấn chăm sóc sức khỏe cho thiếu nhi và gia đình.

+ Tăng cường công tác quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ Internet, đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng các nội dung, trò chơi trên không gian mạng lành mạnh, phù hợp với trẻ em.

+ Tăng cường sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể trong việc tham gia giám sát việc thực hiện các chính sách dành cho trẻ em, xử lý các vấn đề liên quan đến xâm hại, bạo hành trẻ em, lạm dụng sức lao động trẻ em, kịp thời bảo vệ trẻ em yếu thế; rà soát các khu vực hay xảy ra tai nạn đuối nước hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước để có biện pháp phòng ngừa, can thiệp nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ; bố trí rào chắn, cắm biển báo cảnh báo nguy hiểm tại các ao, hồ, hố sâu công trình…

III. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM CẤP PHƯỜNG

–  Phối hợp với các trường học tổ chức Khai mạc Hoạt động hè và phát động ra quân “Tháng hành động vì trẻ em” nhân dịp Quốc tế thiếu nhi (Tháng 5/2023)

– Tham gia diễn đàn trẻ em cấp thành phố (tháng 6/2023).

– Tham gia giải bóng đá Thiếu niên nhi đồng cấp thành phố (tháng 6/2023).

– Tham gia Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ cấp thành phố (tháng 6/2023).

– Tham gia Liên hoan văn nghệ tiếng hát măng non thành phố (tháng 7/2023).

– Tổ chức kiểm tra kết quả hoạt động của Ban hoạt động hè các tổ dân phố và công tác tổ chức sinh hoạt hè cho thiếu nhi tại các tổ trên địa bàn phường (tháng 7/2023).

– Chỉ đạo làm tốt công tác nhận xét phiếu sinh hoạt hè.

– Tổng hợp, bình xét công tác thi đua khen thưởng hoạt động hè.

– Tổng kết hoạt động hè năm 2023 (Tháng 7).

IV. CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG

– BCĐ Hoạt động hè phường xem xét, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân, các thành viên BCĐ, Ban hoạt động hè các tổ có nhiều thành tích đóng góp trong công tác hoạt động thiếu nhi hè năm 2023 trên địa bàn.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Căn cứ nội dung hoạt động hè năm 2023, Ban Chỉ đạo phân công cho các ngành, các tổ dân phố thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau:

  1. Các thành viên BCĐ hoạt động hè phường Huyền Tụng:

– Trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động hè tại các tổ dân phố được phân công phụ trách (theo Quyết định số 48/QĐ-UBND ngày 24/5/2023 của UBND phường), ngoài ra thực hiện một số nhiệm vụ sau:

1.1. Đoàn thanh niên phường.

– Là Thường trực Ban chỉ đạo hè, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cơ sở tổ chức hoạt động cụ thể nghiêm túc theo lịch sinh hoạt, tổng hợp báo cáo và tổng kết sau khi kết thúc hè. Chuẩn bị các điều kiện phục vụ Đoàn kiểm tra công tác hoạt động hè UBND thành phố theo kế hoạch.

– Tổ chức tiếp nhận học sinh về tham gia sinh hoạt ở địa phương; sau nghỉ hè đánh giá xác nhận và làm tốt công tác bàn giao học sinh trở lại trường.

– Xây dựng chương trình, phương pháp tổ chức, cách quản lý sinh hoạt cho các anh, chị phụ trách hè, chỉ đạo sinh hoạt theo lịch phân công.. Hỗ trợ cho các tổ khó khăn về nhân sự trong tổ chức sinh hoạt hè.

– Thường xuyên đi dự, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc tổ chức sinh hoạt hè tại các tổ dân phố.

– Tham mưu cho BCĐ về công tác thi đua khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác hè.

– Tham mưu cho BCĐ kinh phí tổ chức khai mạc và tổng kết hoạt động hè; công tác kiểm tra hoạt động hè của các thành viên BCĐ HĐH phường tại các tổ.

– Tham mưu cho BCĐ hoạt động hè phường tổ chức tuyển chọn, hướng dẫn luyện tập đoàn diễn viên tham gia Liên hoan văn nghệ tiếng hát măng non thành phố”.

– Tổ chức ít nhất 01 hoạt động tập trung phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương (sinh hoạt chuyên đề).

1.2. Công chức Văn hóa – Xã hội phường

– Tham mưu với UBND phường phối hợp với các ban, ngành liên quan thăm hỏi và tặng quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn nhân dịp Tháng hành động vì trẻ em và ngày Quốc tế thiếu nhi 01/6

– Tham mưu cho BCĐ hoạt động hè phường tổ chức tuyển chọn, luyện tập đoàn vận động viên tham gia “Giải bóng đá thiếu niên, nhi đồng” cấp thành phố

– Phối hợp với Nhóm Thường trực bảo vệ trẻ em phường đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống đuối nước cho trẻ em trong dịp hè trên trang thông tin điện tử, Loa truyền thanh, đội ngũ tuyên truyền viên…

– Phối hợp với Đoàn Thanh niên, các trường học tham gia các hoạt động trọng tâm của phường tại Mục III của Kế hoạch này đảm bảo đạt kết quả tốt.

1.3. Các trường học trên địa bàn

– Bàn giao học sinh về hè và tiếp nhận học sinh trở lại trường học; phối hợp tổ chức hoạt động hè cho thiếu nhi tại địa phương, quản lý học sinh trong dịp hè.

– Phối hợp với Đoàn Thanh niên phường tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ cấp phường năm học 2022 – 2023 và tham gia Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ cấp thành phố

– Hỗ trợ, giúp đỡ phường tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong dịp hè (Khi có đề nghị)

1.4. Công an phường.

– Phối hợp tổ chức tuyên truyền về phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, Luật giao thông đường bộ, nguy cơ các đối tượng bắt cóc trẻ em, cung cấp các kiến thức về an toàn mạng, kiến thức về phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước, xâm hại tình dục…

– Phối hợp với các ngành liên quan và gia đình quản lý, giáo dục có biện pháp phòng ngừa răn đe với thiếu niên cá biệt.

1.5 Trạm Y tế phường

– Tuyên truyền, tư vấn, phát tờ rơi về chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên, cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em; tăng cường tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19, các dịch bệnh trong dịp hè.

1.6. Công chức Tài chính – Kế toán.

Hướng dẫn sử dụng và thanh toán kinh phí phục vụ cho các hoạt động hè năm 2023.

1.7. Công chức Văn phòng – Thống kê

Hướng dẫn công tác khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức hoạt động hè cho thiếu nhi năm 2023; phối hợp tổng hợp và thẩm định hồ sơ khen thưởng báo cáo Chủ tịch UBND phường theo quy định.

1.8. Các thành viên BCĐ hoạt động hè phường (Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Khuyến học, Hội Chữ thập đỏ, Quân sự)

– Tuyên truyền, vận động hội viên, các bậc phụ huynh thường xuyên quản lý, giám sát con em trong dịp hè để phòng tránh tai nạn thương tích, đuối nước và xâm hại tình dục trẻ em.

– Thực hiện tốt Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trong giai đoạn mới; phối hợp với các ngành, đoàn thể đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, phong trào “Xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con tốt”.

– Tuyên truyền các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các văn bản về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đến quần chúng nhân dân.

– Chỉ đạo các tổ chức, ngành, đoàn thể, các chi hội ở tổ dân phố tham gia các hoạt động của Ban hoạt động hè, đồng thời hỗ trợ các hoạt động cho thiếu nhi trên địa bàn dân cư.

– Phối hợp tham gia tổ chức một số hoạt động cấp phường theo kế hoạch.

– Huy động các nguồn lực hỗ trợ, ủng hộ về cơ sở vật chất, tiền mặt, quà, quần áo, chăn màn, sách vở, bút… nhằm hỗ trợ cho trẻ em ở tổ đặc biệt khó khăn, trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong dịp hè trên địa bàn phường.

  1. Các tổ dân phố

– Báo cáo Chi ủy chi bộ và thành lập Ban hoạt động hè năm 2023 tại tổ gồm: Tổ trưởng, Trưởng ban công tác Mặt trận, Bí thư chi đoàn thanh niên và các thành viên trong Ban công tác mặt trận tổ.

– Tổ chức khai mạc hoạt động hè xong trước ngày 05/6/2023.

– Tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động hè xong trước ngày 05/8/2023.

– Hỗ trợ kinh phí tổ chức các hoạt động hè tại địa phương

– Cử thành viên Ban hoạt động hè thu phiếu sinh hoạt; ghi chép, theo dõi đầy đủ các buổi sinh hoạt.

– Phối hợp với các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn tổ chức vui chơi, giao lưu văn hóa, văn nghệ và các hoạt động khác dành cho thiếu nhi.

– Các tổ dân phố căn cứ kế hoạch và lịch sinh hoạt chủ động báo cáo Chi bộ, thông báo đôn đốc trẻ em, học sinh tham gia hoạt động đầy đủ theo lịch phân công (Có thông báo lịch sinh hoạt hè của các tổ kèm theo kế hoạch này).

– Ban hoạt động hè ở tổ xác nhận phiếu, phân loại, tổng hợp tình hình kết quả hoạt động, có báo cáo số liệu cụ thể nộp trước ngày 10/8/2023 về Ban chỉ đạo hoạt động hè phường Huyền Tụng (Qua bà Hoàng Thị Bà, Bí thư Đoàn thanh niên phường, SĐT: 0367.176.562).

  1. PHÂN CÔNG CÁC THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG HÈ PHƯỜNG THEO DÕI CHỈ ĐẠO CÁC TỔ DÂN PHỐ

 

STT Họ và tên Chức vụ Phân công nhiệm vụ, phụ trách tổ dân phố Số điện thoại liên hệ
1 Hoàng Thị Vấn Phó Chủ tịch UBND Phụ trách chung 0972.181.667
2 Hoàng Thị Hà Bí thư Đoàn TN Thường trực BCĐ, phụ trách tổ Đon Tuấn KD 0367.176.562
3 Hoàng Quốc Toản Chủ tịch UBMTTQ Tổ Tổng Nẻng 0367.031.459
4 Hoàng Thị Lượng Chủ tịch Hội Phụ nữ Tổ Chí Lèn 0398.124.242
5 Hoàng Văn Trình Chủ tịch Hội CCB Tổ Khuổi Hẻo 0393.150.480
6 Đàm Văn Luân Chủ tịch Hội Nông dân Tổ Khuổi Lặng 0394.785.776
7 Nguyễn Thị Biển Công chức Tư pháp – HT Tổ Khuổi Thuổm 0336.582.999
8 Vũ Thu Trà Công chức Văn phòng -TK Tổ Pá Danh 0868.994.688
9 Hà Thị Thảo Công chức Văn hóa Xã hội Tổ Bản Cạu 0967.551035
10 Ma Văn Lắc Chỉ huy trưởng Quân sự Tổ Lâm Trường 0914.687.992
11 Vi Thị Huê Chủ tịch Hội Khuyến học Tổ Xây Dựng 0984.145.225
12 Dương Thị Ánh Công chức Tư pháp HT Tổ Khuổi Mật 0985.691.267
13 Nông Đình Toản Công chức Địa chính XD Tổ Nà Pam 0986.602.582
14 Hà Nhân Kháng Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ Tổ Bản Vẻn 0973.267.355
15 Triệu Thị Chăm Công chức Văn phòng -TK Tổ Giao Lâm 0912.799.578
16 Hà Văn Khánh Ủy viên BTV Đoàn TN Tổ Nà Pèn 0971.112.697
17 Lưu Thị Thương Thương Phó Bí thư Đoàn TN Tổ Phiêng My 0979.012.159
18 Lê Thị Quyên Phó Trưởng công an phường Tổ Khuổi Pái; Công tác ANTT liên quan đến tổ chức hoạt động hè 0972.162.118
19 Lịch Thị Hải Phó Trưởng Trạm y tế Tổ Nà Pài; Công tác y tế liên quan đến hoạt động hè 0967.389.668
20 Hà Thị Nhung Công chức Tài chính Kế toán Hướng dẫn thanh quyết toán kinh phí chi cho các hoạt động của BCĐ theo quy định hiện hành 0378.032.296
21 Lưu Thị Khuyến Tổng phụ trách Đội trường THCS Phối hợp thực hiện các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong hoạt động hè 0388.968.113

 

Trên đây là Kế hoạch tổ chức các hoạt động hè năm 2023 của BCĐ hoạt động hè phường Huyền Tụng, đề nghị các tổ chức được phân công, các thành viên BCĐ hoạt động hè và các tổ dân phố triển khai thực hiện có hiệu quả./.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here